Tiếng Việt
Understanding Sensitivity in Metal Detection: A Comprehensive Guide

Understanding Sensitivity in Metal Detection

Learn how sensitivity in metal detection is measured and the different factors that can affect it. D...

Máy dò Kim loại, Tia X hay Cả hai? | Tải Sổ tay hướng dẫn

Máy dò Kim loại, Tia X hay Cả hai?

Tìm hiểu lợi ích của việc sử dụng máy dò kim loại và kiểm tra bằng tia X trên dây chuyền sản xuất, đ...

Sổ tay hướng dẫn về công nghệ phát hiện kim loại

Sổ tay hướng dẫn về công nghệ phát hiện kim loại

Sổ tay hướng dẫn phát hiện kim loại cung cấp một nguồn thông tin tham khảo toàn diện về công nghệ ph...

Phát hiện ô nhiễm với hệ thống kiểm tra bằng tia X dòng X2 | Xem video

Video: Phát hiện ô nhiễm bằng X2

Đoạn video ngắn này giải thích cách các hệ thống Kiểm tra bằng Tia X Series X2 của chúng tôi có thể...

Sổ Tay Hướng Dẫn| 6 Bước Để Ngăn Ngừa Tạp Chất Vật Lý Trong Thực Phẩm

Sổ Tay Hướng Dẫn: Sáu Bước Để Ngăn Ngừa Tạp Chất Vật Lý Trong Thực Phẩm

Sổ tay hướng dẫn, Sáu Bước Để Ngăn Ngừa Tạp Chất Vật Lý, khám phá các phương pháp thực hành để kiểm...

Sổ tay hướng dẫn về công nghệ kiểm tra bằng Tia X

Sổ tay hướng dẫn về công nghệ kiểm tra bằng Tia X

Sổ tay hướng dẫn Kiểm tra bằng Tia X cung cấp một nguồn thông tin tham khảo chính xác về công nghệ k...

Đâu là các nguồn chính gây nhiễm bẩn vật lý?

Nhiễm bẩn vật lý, còn được gọi là "nhiễm vật liệu lạ", "nhiễm dị vật" hoặc "nhiễm vật thể lạ", có thể đến từ bất kỳ nguồn nào ở giai đoạn đầu, trong và sau khi sản xuất. Ví dụ:

  • Thiết bị sản xuất bị hư hỏng hoặc trục trặc khiến các mảnh kim loại vỡ, dây, thuỷ tinh hoặc cao su rơi vào sản phẩm
  • Bảo quản hoặc xử lý không đúng cách các thành phần và thành phẩm
  • Biện pháp kiểm soát chất lượng thiếu hiệu quả tại địa điểm hoặc cơ sở vật chất bảo trì kém
  • Vô tình đưa vào trong quá trình chế biến, chẳng hạn như vật dụng cá nhân của nhân viên rơi vào khu vực sản xuất
  • Các thành phần thô đầu vào vốn đã nhiễm bẩn khi được đưa đến cơ sở sản xuất

Vì bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình sản xuất cũng có nguy cơ nhiễm vật liệu lạ, nên các nhà sản xuất phải thực hiện đánh giá rủi ro để xác định một hoặc nhiều khu vực sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ hệ thống dò tìm kim loại x-ray hoặc hệ thống máy dò kim loại (hoặc cả hai!).

Hãy nêu một số ví dụ về nhiễm bẩn vật lý

Một ví dụ phổ biến về sản phẩm bị nhiễm bẩn vật lý là khi các mảnh nhựa hoặc kim loại nhỏ vỡ ra từ thiết bị sản xuất rồi rơi vào sản phẩm. Khi các bộ phận của thiết bị bị hao mòn, nguy cơ mảnh vụn kim loại hoặc nhựa xâm nhập vào sản phẩm sẽ tăng lên đáng kể. Nếu không được phát hiện, sản phẩm bị nhiễm bẩn có thể được đưa ra thị trường và khiến doanh nghiệp phải thu hồi sản phẩm.

Để tránh tình huống này xảy ra và làm tổn hại đến uy tín thương hiệu, các nhà sản xuất nên thực hiện bảo trì thiết bị thường xuyên và đầu tư vào máy dò kim loại hoặc máy x-ray để phát hiện nhiễm dị vật.

Nhiễm bẩn vật lý cũng có thể do các vật thể khác, cả hữu cơ và vô cơ, như:

  • Các tạp chất hữu cơ như xương, tóc, mảnh vụn móng tay sau khi cắt hoặc bụi bẩn bám trên trái cây và rau củ chưa rửa
  • Các tạp chất vô cơ như kim loại, nhựa, thuỷ tinh và các vật thể tổng hợp khác

Để phát hiện các tạp chất là vật thể lạ khác ngoài kim loại, ta thường sử dụng máy x-ray nhưng cần lưu ý rằng không phải lúc nào máy x-ray cũng có thể phát hiện các tạp chất có tỷ trọng thấp hơn như tóc.

Làm cách nào để loại bỏ các sản phẩm bị nhiễm bẩn vật lý khỏi dây chuyền sản xuất một cách an toàn?

Loại bỏ sản phẩm bị nhiễm bẩn vật lý khỏi dây chuyền sản xuất

Các hệ thống máy dò kim loạihệ thống dò tìm kim loại x-ray có nhiều cơ chế loại bỏ tự động để loại bỏ sản phẩm bị nhiễm bẩn vật lý khỏi dây chuyền sản xuất một cách đáng tin cậy. Các sản phẩm bị loại bỏ được phân loại theo nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc vào sản phẩm được kiểm tra. Đối với sản phẩm số lượng lớn dạng lỏng hoặc dạng sệt không được đóng gói, dòng sản phẩm có thể được chuyển hướng sang một túi hoặc bộ phận thải bỏ riêng để tách những sản phẩm này khỏi dây chuyền thành phẩm. Với sản phẩm được kiểm tra trên băng tải, các sản phẩm bị loại bỏ sẽ được phân loại vào thùng an toàn có khoá mà chỉ nhân viên được đào tạo mới có thể tiếp cận để làm lại, kiểm tra lại hoặc thải bỏ.

METTLER TOLEDO Safeline là nhà sản xuất máy dò kim loại và hệ thống dò tìm kim loại x-ray với nhiều tính năng thẩm định chi tiết giúp loại bỏ an toàn các sản phẩm bị nhiễm bẩn vật lý hoặc không đạt yêu cầu.

Làm cách nào để phát hiện sớm nhiễm vật liệu lạ trong quá trình sản xuất thực phẩm?

Biện pháp phòng thủ sớm hiệu quả nhất để ngăn chặn nhiễm vật liệu lạ là áp dụng các tiêu chuẩn đảm bảo môi trường sản xuất sạch sẽ và được bảo trì tốt. Tất cả các thiết bị phải được bảo trì dự phòng thường xuyên để đảm bảo luôn trong tình trạng tốt. Ngoài ra, bạn nên có quy trình vệ sinh thường xuyên cho thiết bị sản xuất để ngăn khả năng nhiễm bẩn chéo hoặc sự phát triển của vi khuẩn.

Sử dụng thiết bị kiểm tra sản phẩm như máy dò kim loại hoặc máy x-ray (hoặc cả hai!) cũng là yếu tố then chốt để giảm thiểu nguy cơ nhiễm dị vật — bất cứ điều gì có thể xảy ra và gây ra vấn đề về nhiễm bẩn trong các giai đoạn sản xuất mà không phải lúc nào cũng nhìn thấy được. Việc đầu tư vào các hệ thống có thiết kế tự động thông báo và loại bỏ sản phẩm bị nhiễm bẩn vật lý có thể giúp các nhà sản xuất tránh được vấn đề nan giải về sau.

Phát hiện nhiễm bẩn sớm trong quá trình sản xuất thực phẩm

Làm cách nào để phát hiện các mảnh kim loại rơi ra từ thiết bị sản xuất thực phẩm?

Phát hiện mảnh kim loại trong quá trình sản xuất thực phẩm

Cách hiệu quả nhất để phát hiện thực phẩm bị nhiễm kim loại, chẳng hạn như mảnh vụn kim loại, là cho sản phẩm chạy qua hệ thống máy dò kim loại công nghiệp tại một điểm sau vị trí có thể nhiễm bẩn.

Việc lắp đặt hệ thống máy dò kim loại để phát hiện các mảnh kim loại trong quá trình sản xuất thực phẩm cho phép kiểm tra mọi sản phẩm để xác định tình trạng nhiễm kim loại. Nếu có kim loại, sản phẩm đó có thể bị loại bỏ khỏi dây chuyền sản xuất. Tuỳ thuộc vào thành phần sản phẩm, đầu máy dò kim loại cần có khả năng hoạt động với độ nhạy khác nhau nhằm phát hiện hiệu quả và chính xác tình trạng nhiễm kim loại.

Làm cách nào để ngăn xương gà lẫn trong quá trình sản xuất thịt gia cầm?

Khách hàng sẽ không cảm thấy hài lòng khi có xương trong thịt gà không xương. Hệ thống dò tìm kim loại x-ray có thể phát hiện xương, sụn và các tạp chất là vật liệu lạ khác trong sản phẩm thịt gia cầm. Sử dụng tia X để phát hiện xương gà là một cách để giúp đảm bảo sản phẩm thịt gia cầm an toàn, có chất lượng cao và không lẫn các loại tạp chất như xương. 

METTLER TOLEDO Safeline là nhà sản xuất các hệ thống dò tìm kim loại x-ray, bao gồm cả máy x-ray dual energy, được sử dụng trong ngành công nghiệp thịt và thịt gia cầm để phát hiện nhiễm bẩn vật lý và thực hiện các bước kiểm tra chất lượng sản phẩm khác.

Phát hiện xương gà bằng tia X

Việc phát hiện nhiễm bẩn vật lý có thể giúp nhà sản xuất thực phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn GFSI như thế nào?

Các công nghệ phát hiện nhiễm bẩn vật lý, chẳng hạn như máy dò kim loạimáy x-ray, được các nhà sản xuất sử dụng để bảo vệ sự an toàn và chất lượng sản phẩm, đồng thời góp phần đáp ứng các yêu cầu tuân thủ toàn cầu của tiêu chuẩn Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI). Các hệ thống kiểm tra sản phẩm này được tích hợp vào quy trình sản xuất thực phẩm để xác định và loại bỏ mọi vật liệu lạ, bao gồm cả mảnh kim loại, đá và thuỷ tinh, có thể vô tình bị đưa vào dòng sản phẩm.

Nhờ kết hợp máy dò kim loại và máy x-ray vào kế hoạch tổng thể nhằm kiểm tra chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm, các nhà sản xuất thực phẩm có thể giảm nguy cơ thu hồi sản phẩm, bảo vệ uy tín thương hiệu và vận hành theo hướng tuân thủ các yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được GFSI phê duyệt như BRCGS, IFS, FSSC 22000, SQF và các tiêu chuẩn khác. Việc sử dụng hệ thống máy dò kim loại, hệ thống dò tìm kim loại x-ray hoặc cả hai cũng có thể giúp bạn tuân thủ dễ dàng hơn với các quy tắc thực hành của nhà bán lẻ lớn.

Cần lưu ý rằng để tuân thủ các yêu cầu của GFSI thì việc chỉ lắp đặt công nghệ phát hiện nhiễm bẩn là chưa đủ. Các nhà sản xuất cũng phải nỗ lực triển khai các quy trình an toàn và chương trình đào tạo phù hợp để đảm bảo họ đang sử dụng hệ thống đúng cách và hiệu quả. Ngoài ra, các công ty phải lưu trữ hồ sơ về những nỗ lực phát hiện nhiễm bẩn để chứng minh việc tuân thủ các tiêu chuẩn của GFSI. Một số nhà sản xuất cung cấp các giải pháp phần mềm tích hợp có thể tự động hoá quy trình ghi và lưu trữ dữ liệu này làm bằng chứng cần thiết để vượt qua quy trình kiểm định an toàn thực phẩm.