Tiếng Việt
Guide

Kiểm tra Cân Định kỳ

Guide

Làm thế nào để Đảm bảo Kết quả Cân Chính xác Hằng ngày? Thực hiện Kiểm tra Cân Định kỳ

Người dùng cần kiểm tra cân định kỳ để phát hiện sớm các lỗi cũng như loại bỏ sự thiếu chính xác, trành tình trạng đến lần hiệu chuẩn kế tiếp mới phát hiện ra lỗi. Ngày càng nhiều người dùng nhận ra rằng việc đảm bảo chất lượng cho kết quả cân ngay từ đầu sẽ tốn ít chi phí và có hiệu quả tốt hơn so với việc giải quyết các vấn đề khi nó xảy ra.

4 Yếu tố Chính của việc Kiểm tra Cân Định kỳ

Sổ tay hướng dẫn ngắn gọn này của chúng tôi sẽ trình bày bốn yếu tố chính quyết định thành công của việc kiểm tra thiết bị cân:

  1. Tần suất kiểm tra
  2. Phương pháp kiểm tra
  3. Quả cân chuẩn dùng để kiểm tra
  4. Sai số kiểm tra

Sổ tay hướng dẫn cung cấp quy trình dễ thực hiện, trong đó nêu rõ tần suất kiểm tra, cách kiểm tra và quả cân chuẩn cần sử dụng để đảm bảo cân hoạt động đúng chức năng. Ngoài ra, bạn cũng sẽ thấy liên kết đến các công cụ hữu ích và thông tin bổ sung.

Thực hiện Kiểm tra Định kỳ!

Việc đảm bảo chất lượng cho kết quả cân đúng ngay từ đầu sẽ tốt hơn là giải quyết các vấn đề xảy ra sau đó. Thực hiện kiểm tra thường xuyên và đảm bảo kết quả cân luôn chính xác mỗi ngày.

Gọi để được báo giá

Làm thế nào để Đảm bảo Bạn Không Kiểm tra Quá thường xuyên hoặc Quá Ít?

Việc kiểm tra định kỳ cân hằng ngày tại nhiều điểm trong phạm vi cân hoạt động có thể mất rất nhiều thời gian và công sức, thậm chí cũng không thể cung cấp bất kỳ thông tin đo lường có ý nghĩa nào. Mỗi loại cân sẽ có tần suất kiểm tra định kỳ khuyến nghị khác nhau, tuỳ vào nguy cơ và hậu quả mà kết quả không chính xác gây ra đối với doanh nghiệp và/hoặc rủi ro về sức khoẻ cho người dùng, cùng với khả năng truy xuất lỗi. Nguy cơ xuất hiện kết quả không chính xác có thể được đánh giá bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

  • Tác động đến doanh nghiệp: Tác động của kết quả cân sai hoặc không chính xác đến quy trình kinh doanh là gì? Cân nhắc tổn thất về nguyên liệu và thời gian, kết quả nằm ngoài thông số kỹ thuật, khả năng phải làm lại, thời gian ngừng sản xuất, tiền phạt, thu hồi sản phẩm, khách hàng không hài lòng, mất uy tín, v.v.
  • Tác động đến người tiêu dùng: Tác động của kết quả cân sai hoặc không chính xác đến con người, động vật hoặc môi trường là gì?
  • Xác suất phát hiện: Có thể dễ dàng phát hiện ngay kết quả cân sai hoặc không chính xác không?

Sổ tay hướng dẫn trình bày những nội dung thiết yếu khi kiểm tra cân, các mẹo để thiết kế tần suất kiểm tra hợp lý và thích hợp.

 

Phương pháp Kiểm tra, Giới hạn Cảnh báo và Kiểm soát

Kiểm tra định kỳ có thể bao gồm kiểm tra độ nhạy, độ lặp lại và độ lệch tâm bằng cách sử dụng các quả cân chuẩn thích hợp. Sai số hoặc giới hạn cảnh báo và kiểm soát phụ thuộc vào yêu cầu về độ chính xác đối với quy trình. Giới hạn cảnh báo cho biết khi nào thiết bị gần đến tình trạng không đạt thông số kỹ thuật. Giới hạn kiểm soát sẽ cảnh báo bạn khi thiết bị không còn phù hợp với mục đích.

Việc kiểm tra định kỳ cân giữa các lần hiệu chuẩn theo lịch giúp duy trì độ chính xác bằng cách phát hiện sớm sự không tuân thủ theo các yêu cầu của quy trình cân để có thể thực hiện biện pháp khắc phục một cách kịp thời.