Tiếng Việt
Know How

Tại sao hiệu chuẩn cân lại quan trọng?

Know How


 

1. Hiệu chuẩn cân là gì và tại sao tôi nên hiệu chuẩn?

Phần thứ hai của câu hỏi bàn đến một vấn đề khác: "Tại sao bạn lại muốn cân khi cân của bạn chưa được hiệu chuẩn?" Hiệu chuẩn cân là điều rất cần thiết để đạt được kết quả cân chính xác. Bỏ qua hoạt động dịch vụ quan trọng này sẽ biến việc đo thành sự phỏng đoán. Nói cách khác, sẽ là một sự sao lãng khi sử dụng cân không được hiệu chuẩn. Độ chính xác của cân trở nên ít đáng tin cậy hơn theo thời gian. Đây là kết quả của sự hao mòn và hư hỏng do sử dụng thường xuyên và các yếu tố bên ngoài khác như rung lắc cơ khí hoặc môi trường dễ cháy nổ. Điều này có thể dẫn đến sự xuống cấp nhanh chóng sau một khoảng thời gian dài. Hiệu chuẩn cân định kỳ cùng với kiểm tra thường xuyên sẽ nâng cao đáng kể thời gian sử dụng và độ chính xác của cân.

Nhưng hiệu chuẩn là gì? Nói một cách đơn giản, hiệu chuẩn là sự so sánh định lượng. Để kiểm tra chỉ số cân, quả cân tham chiếu sẽ được đặt lên đĩa cân. Lỗi được định nghĩa là sự khác biệt giữa giá trị đo được (chỉ số đọc trên màn hình) và giá trị thực (quả cân tham chiếu). Câu hỏi về việc lỗi này có đáng tin cậy hay không sẽ được được trình bày dưới đây. Khi kết thúc quá trình hiệu chuẩn cân, một chứng nhận sẽ được tạo ra, trong đó báo cáo các giá trị đo được và so sánh chúng với giá trị tham chiếu. Các sai số được áp dụng sẽ giúp đưa ra khẳng định Đạt/Không đạt.

Gọi để được báo giá
sadsad


 

2. Lợi ích của việc hiệu chuẩn cân là gì?


Hiệu chuẩn, được thực hiện bởi một nhà cung cấp được ủy quyền, sẽ mang lại những lợi ích sau:

  • Tiết kiệm chi phí. Thiết bị được hiệu chuẩn giúp đưa ra quyết định đúng đắn, tránh lãng phí, làm lại hoặc thu hồi sản phẩm.
  • Các phép đo đáng tin cậy. Sử dụng thiết bị được hiệu chuẩn giúp đảm bảo rằng các phép đo được thực hiện tại nơi này sẽ tương thích với phép đo được thực hiện ở nơi khác. Kết quả từ mọi cân trong quy trình sẽ chính xác và đáng tin cậy, và sản phẩm cuối cùng cũng vậy.
  • Tuân thủ. Việc hiệu chuẩn giúp dễ dàng vượt qua các đợt kiểm tra nội bộ và bên ngoài.
  • Phát hiện thiết bị xuống cấp. Mọi thiết bị đều xuống cấp theo thời gian, các thành phần quan trọng có thể bị chèn ép cơ học hoặc hao mòn và hư hỏng. Không phải lúc nào cũng loại bỏ được sự sai lệch nhưng có thể phát hiện nó thông qua hiệu chuẩn định kỳ.
  • Cải thiện quy trình và lợi nhuận. Việc diễn giải kết quả hiệu chuẩn theo sai số xác định sẽ giúp cải thiện quy trình và cuối cùng là tăng lợi nhuận.
Lợi ích của việc hiệu chuẩn
Gọi để được báo giá


 

3. Tôi nên hiệu chuẩn cân bao lâu một lần và có những rủi ro nào nếu không hiệu chuẩn?

 

Một chứng nhận hiệu chuẩn sẽ báo cáo kết quả tại thời điểm thực hiện hiệu chuẩn. Trong nhiều trường hợp, người chịu trách nhiệm cho rằng hiệu chuẩn sẽ có giá trị trong một năm. Điều này dẫn đến kết luận sai lầm rằng khoảng thời gian hiệu chuẩn một năm là đủ.

Tốt nhất, khoảng thời gian hiệu chuẩn nên được xác định theo phương pháp dựa trên rủi ro, ví dụ như xác suất xảy ra sai sót và mức độ tác động của sai sót? Tác động lớn và xác suất cao tương ứng với rủi ro cao, đòi hỏi khoảng thời gian hiệu chuẩn ngắn hơn. Ngược lại, tác động nhỏ và xác suất thấp tương ứng với rủi ro thấp, cho phép kéo dài khoảng thời gian này.

Bỏ qua hiệu chuẩn là một chiến lược có rủi ro cao. Các chi phí và rủi ro tiềm ẩn liên quan đến cân không được hiệu chuẩn có thể cao hơn nhiều so với chi phí hiệu chuẩn. Sử dụng thiết bị không được hiệu chuẩn có thể dẫn đến các vấn đề sản xuất như:

  • thời gian ngừng hoạt động đột ngột
  • chất lượng sản phẩm kém
  • các vấn đề về quy trình và kiểm tra
  • làm lại và thu hồi sản phẩm

Những thay đổi về môi trường cũng có thể dẫn đến không phát hiện được sự sai lệch hoặc sai sót ngẫu nhiên tăng lên, làm giảm hiệu suất. Hiệu chuẩn định kỳ cùng với kiểm tra thường xuyên (xem bên dưới) là cách tốt nhất để giảm rủi ro liên quan đến hiệu chuẩn.
 


 

4. Những sai số nào áp dụng cho việc hiệu chuẩn cân?

Sai số quyết định cân có hoạt động “đủ tốt” để đáp ứng các yêu cầu quy trình cụ thể hay không. Sai số thiết lập các tiêu chí để đưa ra khẳng định Đạt/Không đạt. Sai số có thể đến từ nhiều nguồn, bao gồm các cơ quan pháp lý, các ngành công nghiệp sản xuất và từ chính quy trình.

Sai số pháp lý:

Sai số pháp lý được quy định bởi OIML R76 hoặc Sổ tay NIST 44 (chỉ ở Hoa Kỳ) đánh giá các yêu cầu thương mại hợp pháp. Những sai số này khá lớn và dễ gặp với  cân phòng thí nghiệm, hoặc khi cân thấp hơn phạm vi cân.

Sai số cho phép của nhà sản xuất:

Sai số cho phép của nhà sản xuất đảm bảo rằng thiết bị đáp ứng các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất. Sai số cho phép của nhà sản xuất không xét đến các yêu cầu quy trình cụ thể, và do đó không phù hợp để cải thiện quy trình cân.

Sai số quy trình:

Sai số quy trình cụ thể được xác định bởi người dùng, hỗ trợ cải thiện quy trình, tiết kiệm nguyên liệu, tránh lãng phí và việc phải làm lại. Đối với các cân trong ứng dụng thương mại hợp pháp, sai số quy trình cần được áp dụng bên cạnh sai số pháp lý. Để biết thêm chi tiết về cách giải pháp Kiểm chứng GWP®của METTLER TOLEDO giúp cải thiện quy trình cân của bạn, vui lòng tham khảo liên kết internet này: GWP- Tiêu chuẩn cân.

Sai số pháp lý giúp bảo vệ người tiêu dùng nhưng không xét đến các yêu cầu cụ thể của nhà sản xuất. Việc tối ưu hóa sai số quy trình được áp dụng cho các thiết bị đo có thể tác động lớn đến lợi nhuận của quy trình.

 

Gọi để được báo giá


 

5. Hiệu chuẩn và hiệu chỉnh có khác nhau không?

Có một khác biệt quan trọng. Không may là các thuật ngữ “hiệu chuẩn” và “hiệu chỉnh” thường bị nhầm lẫn với nhau.

Hiệu chuẩn

Văn phòng cân đo quốc tế (BIPM) và Ủy ban liên kết về hướng dẫn đo lường (JCGM) đã giới thiệu một công cụ giá trị để hỗ trợ việc tiêu chuẩn hóa các thuật ngữ về cân được gọi là Thuật ngữ đo lường quốc tế (VIM). Trong đó, mục 2.39 định nghĩa hiệu chuẩn là một khía cạnh về cách mà cân vận hành:

"Tập hợp các thao tác trong các điều kiện cụ thể, bước đầu tiên là thiết lập mối quan hệ giữa giá trị với độ không đảm bảo đo được cung cấp bởi các tiêu chuẩn đo và các chỉ số tương đương với độ không đảm bảo đo liên quan, sau đó sử dụng thông tin này để thiết lập mối quan hệ nhằm thu được kết quả đo từ một chỉ số."

Nói cách khác, cân được hiệu chuẩn để hiểu và ghi lại biểu hiện của cân. Định nghĩa trên cũng nêu rõ rằng việc dẫn xuất độ không đảm bảo đo là một phần không tách rời của hiệu chuẩn. Hiệu chuẩn cân mà không có khẳng định về độ không đảm bảo đo là không hoàn chỉnh và chỉ là kiểm tra ngẫu nhiên.

Hiệu chỉnh

Trong khi hiệu chuẩn cho biết biểu hiện của cân, thì hiệu chỉnh thiết bị sẽ thay đổi biểu hiện của nó. Hiệu chỉnh được định nghĩa trong VIM như sau:

"Tập hợp các thao tác được thực hiện trên hệ thống đo để nó cung cấp các chỉ số được quy định tương ứng với các giá trị đã cho của một lượng được đo."

Do đó, hiệu chỉnh cân nghĩa là điều chỉnh các chỉ số để cho phép chúng tương ứng – càng nhiều càng tốt – với các giá trị về lượng của các tiêu chuẩn đo được áp dụng.

 

Gọi để được báo giá


 
Hiệu chuẩn cân theo thương mại hợp pháp
Gọi để được báo giá


 


 

8. Làm thế nào để đảm bảo kết quả cân chính xác?


Kết quả chính xác là tổng hợp của một số hoạt động dịch vụ chính, và có thể đạt được trong 3 bước đơn giản. Kiểm tra định kỳ, bên cạnh hiệu chuẩn, có thể cải thiện độ chính xác của cân một cách bền vững. Trong khi hiệu chuẩn được thực hiện bởi kỹ thuật viên dịch vụ được ủy quyền, thì kiểm tra định kỳ được thực hiện bởi người dùng thiết bị. Kiểm tra định kỳ cũng đảm bảo phát hiện sớm sự không tuân thủ tiềm ẩn của cân với các yêu cầu của quy trình cân. Nếu được thực hiện đủ thường xuyên, thì có thể phát hiện tình trạng nằm ngoài sai số trước khi xảy ra thiệt hại.

Hình ảnh sau cho thấy việc lắp đặt và hiệu chuẩn cân định kỳ được thực hiện bởi một kỹ thuật viên được ủy quyền. Người sử dụng kiểm tra cân thường xuyên hơn.

Kết quả cân chính xác
Để có thêm thông tin về cách để đạt chất lượng đồng nhất, tuân thủ 100%, và cải thiện lợi nhuận, vui lòng tải bản inforgraphic “Kết quả chính xác chỉ trong 3 bước đơn giản”.
Gọi để được báo giá
Đầu tư để xây dựng chất lượng cho kết quả phòng thí nghiệm ngay từ đầu, thay vì giải quyết các vấn đề về sau. Thực hiện kiểm tra cân định kỳ và đảm bảo kết quả cân chính xác mỗi ngày.
Gọi để được báo giá


 

9. Tại sao lại có rủi ro khi sử dụng các thiết bị không được hiệu chuẩn?


Cân được hiệu chuẩn đúng cách tạo ra kết quả chính xác và giảm xác suất sai số cân có thể gây tốn thêm thời gian và tiền bạc. Có thể nói một cách chắc chắn rằng hiệu chuẩn là việc đầu tư nhằm xây dựng niềm tin của khách hàng. Sử dụng thiết bị không được hiệu chuẩn có thể dẫn đến các vấn đề sản xuất như:

  • thời gian ngừng hoạt động đột ngột
  • chất lượng sản phẩm kém
  • các vấn đề về quy trình và kiểm tra
  • làm lại và thu hồi sản phẩm


Những thay đổi về môi trường cũng có thể dẫn đến không phát hiện được sự sai lệch hoặc sai sót ngẫu nhiên tăng lên, làm giảm hiệu suất. Hiệu chuẩn định kỳ cùng với kiểm tra thường xuyên (xem dưới đây) là cách tốt nhất để giảm rủi ro liên quan đến hiệu chuẩn.

Tại sao hiệu chuẩn cân lại quan trọng?
Tại sao lại có rủi ro khi sử dụng các thiết bị không được hiệu chuẩn?
Gọi để được báo giá


 
Gọi để được báo giá


 
Thao tác quả cân chuẩn
Gọi để được báo giá