Những bộ phận nào cần được làm sạch và cách thực hiện?
Thường xuyên làm sạch đĩa cân, khay hứng, vỏ cân và đầu cân bằng khăn dùng một lần. (Đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết nếu làm việc với các chất nguy hiểm tiềm ẩn). Đĩa cân, khay hứng và lồng kính có thể được làm sạch bằng vải ẩm hoặc giấy mềm và chất tẩy nhẹ. Hoặc đơn giản, chúng có thể tháo rời và đặt vào máy rửa chén (ngoại trừ cân phân tích 6 số lẻ). (* Tìm hiểu thêm).
Những hóa chất nào có thể được sử dụng?
Cân của bạn được làm từ các vật liệu chất lượng cao và bền, do đó nó có thể được làm sạch bằng chất tẩy rửa nhẹ, có sẵn trên thị trường.
- Sử dụng các chất tẩy rửa thông thường như ethanol 70% hoặc isopropanol, hoặc chất tẩy nhẹ.
- Lồng kính được làm bằng thuỷ tinh nên có thể được làm sạch bằng chất tẩy rửa nhẹ hoặc chất làm sạch kính thương phẩm (* Tìm hiểu thêm).
- Đĩa cân và tấm đáy được làm bằng thép không rỉ có khả năng kháng hóa chất mạnh mẽ, ngoại trừ các vật liệu không tương thích với axit mạnh.
- Không nên sử dụng Acetone, ngay cả đối với các chất có độ dính cao, vì nó không tương thích với tay cầm nhựa, các bộ phận dán và màn hình đầu cân.
Nên làm sạch cân với tần suất bao lâu?
Ở nhiều phòng thí nghiệm, việc kiểm tra cân hàng ngày được khuyến khích thực hiện. Nếu cân có các vết bẩn nhìn thấy bằng mắt thì nên làm sạch chúng trước khi sử dụng. Trường hợp tiến hành cân các mẫu độc hại, bạn nên làm sạch cân ngay sau mỗi lần cân. Nếu không, bạn nên làm sạch cân ít nhất hàng tuần hoặc hàng tháng, tùy thuộc vào số lần sử dụng. Dù với bất kỳ khoảng thời gian làm sạch nào mà bạn có thể thực hiện thì bạn cũng nên xác định rõ tần suất trong SOP bằng văn bản.