Các nhà công thái học của UC San Francisco, Melissa Afterman và Meg Honan mới soạn thảo sách trắng về giảm thiểu thương tích do các tư thế lặp lại thường xuyên (RSI) trong phòng thí nghiệm. Trong tài liệu này, các tác giả trình bày cách các tổ chức thực hiện một cách tiếp cận toàn diện hơn đối với sức khỏe của nhân viên, không chỉ cải thiện sự an toàn và hiệu suất mà còn nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Những người làm việc trong hoặc xung quanh phòng thí nghiệm đều hiểu rằng các thao tác vật lý lặp đi lặp lại thường liên quan đến công việc trong phòng thí nghiệm - chẳng hạn như thao tác pipet - có thể là những tác nhân chính gây ra tình trạng mệt mỏi và chấn thương tại nơi làm việc. Nhiều tổ chức đảm bảo sức khỏe và an toàn cho nhân viên bằng cách ứng phó với các vấn đề đau đớn hoặc khó chịu. Nhưng theo dẫn chứng của Afterman và Honan, các tổ chức chủ động đảm bảo sức khỏe cho nhân viên bằng cách xem xét nhu cầu “toàn diện của con người” và môi trường phòng thí nghiệm có thể giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Sách trắng này dành cho mọi cá nhân bị ảnh hưởng bởi RSI - nhân viên, người quản lý và các chuyên gia về sức khỏe và an toàn. Các nội dung bao gồm:
- Các công cụ thí nghiệm hữu ích và thông lệ tốt nhất
- Tính ROI của bạn
- Các yếu tố rủi ro bị bỏ qua và cách giải quyết
Tác giả:
Melissa Afterman MS, CPE và Meg Honan MS, RPT, CPE
Chương trình đào tạo sau đại học và nghiên cứu công thái học
Đại học California, San Francisco