Đo pH trong dung môi hữu cơ là một ứng dụng khó. Khi dung môi hữu cơ xuất hiện với số lượng đáng kể, thì sẽ có sự thay đổi về chỉ số pH do ảnh hưởng của dung môi không chứa nước đến hoạt động của các ion hydro và điện cực pH. Điều này có thể dẫn đến kết quả đo thay đổi và thời gian phản hồi lâu, kết quả thu được không chính xác và không lặp lại.
Hơn nữa, điện cực pH thông thường không được thiết kế cho các ứng dụng như vậy. Ví dụ, chất điện phân chứa nước của các điện cực pH thông thường, như dung dịch KCl, có thể không trộn lẫn hoặc không thể hòa tan vào mẫu đang được kiểm tra. Trong những trường hợp như vậy, có thể xảy ra biến động về chỉ số. Ngoài ra, quá trình kết tinh KCl có thể xảy ra, làm tắc nghẽn junction và ngăn cản chất điện phân chảy ra, do đó làm chỉ số không ổn định. Việc chọn điện cực phù hợp là yếu tố cần thiết để thu được kết quả chính xác.
Điện cực pH InLab® Science Pro-ISM của METTLER TOLEDO là điện cực phù hợp cho những ứng dụng không chứa nước như vậy Junction ống di động đảm bảo chất điện phân tham chiếu thoát ra dễ dàng và đầy đủ vào mẫu, đồng thời dễ vệ sinh trong trường hợp tắc nghẽn. Điện cực này có thêm ưu điểm là sử dụng hai chất điện phân, trong đó chất điện phân cầu nối bên ngoài có thể được thay đổi từ dung dịch KCl 3 mol/L thông thường thành LiCl 1 mol/L trong dung dịch ethanol hoặc bất kỳ chất điện phân nào khác khi cần. Những yếu tố này góp phần mang lại chỉ số ổn định và cho kết quả pH đáng tin cậy.
Đây chỉ là một số lợi ích của điện cực này, chuyên dùng để đo pH trong dung môi hữu cơ. Để tìm hiểu thêm về những ưu điểm của việc sử dụng điện cực trên, hãy đọc tài liệu này. Tài liệu cũng cung cấp hướng dẫn về cách đạt được kết quả chính xác, cho cả dung môi hữu cơ có thể hòa tan trong nước và không thể hòa tan trong nước.
Vì sao đo pH trong dung môi hữu cơ lại khó khăn?
Không thể áp dụng thang pH thông thường từ 0 -14 do thay đổi mô hình phân ly mẫu trong dung môi tương ứng. Ngoài ra, dung môi hữu cơ thường thiếu ion, do đó các phép đo thường không ổn định và cần thời gian lâu hơn để ổn định. Chất điện phân ngoài chứa nước (3M KCl) không phù hợp để sử dụng trong môi trường hữu cơ và phải được thay thế bằng dung dịch ethanol LiCl để có được chỉ số ổn định. Những mẫu như vậy yêu cầu cần thêm thông tin để thực hiện phép đo pH và lựa chọn điện cực là chìa khóa để thu được kết quả với độ chính xác cao.
pH của dung môi hữu cơ được đo ở đâu và vì sao chỉ số này lại quan trọng?
Một số ngành công nghiệp như sơn và chất màu, mực, dầu, dầu mỏ và hóa dầu, dược phẩm, nhiên liệu sinh học, v.v. thường xuyên phải đo pH của mẫu, được trộn / hòa tan trong dung môi hữu cơ.
Làm cách nào để đo pH của dung môi hữu cơ?
Dung môi hữu cơ được phân loại là dung môi có thể hòa tan trong nước và không thể hòa tan trong nước. Do đó, phép đo pH trong các mẫu không chứa nước có thể được phân loại thành hai phần:
- Phép đo pH của dung môi hòa tan trong nước, được thực hiện bằng cách nhúng điện cực vào dung môi hoặc hỗn hợp của dung môi (với nước)
- Phép đo pH của dung môi hữu cơ không hòa tan trong nước, được thực hiện bằng cách chiết dung môi của mẫu trong pha nước với nước đã khử ion, sau đó là phép đo pH